ECB viết tắt của European Central Bank – Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Đây là ngân hàng chịu trách nhiệm về các chính sách tiền tệ của các quốc gia thành viên trong liên minh châu Âu và sử dụng đồng tiền Euro. Cùng Giao dịch CFD tìm hiểu kỹ hơn về ECB qua chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.
ECB là gì?
ECB là tên viết tắt của Ngân hàng Trung ương châu Âu – European Central Bank. Đây là ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm đưa ra điều chỉnh và cách chính sách liên quan tới tiền tệ của các nước thành viên Liên minh châu Âu – EU, sử dụng đồng tiền chung châu Âu Euro.
ECB có trụ sở chính đặt tại Frankfurt am Main của Đức. Cơ quan quản lý ECB là Eurosystem gồm có ngân hàng Trung ương châu Âu và ngân hàng trung ương của các nước thành viên.
Mục đích hoạt động chính của ECB chính là duy trì sự ổn định về giá trong khu vực đồng Euro. Từ đó giúp duy trì sức mua của đồng Euro và đảm bảo quyền lợi của các nước quốc gia thành viên.
Nhiệm vụ của ngân hàng Trung ương châu Âu ECB
ECB có 2 nhiệm vụ chính là ổn định giá và ổn định tài chính và cụ thể như sau:
Nhiệm vụ ổn định giá
Để ổn định giá, ECB sẽ tác động tới lãi suất ngắn hạn của các khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu là Euro. Cũng tương tự như ngân hàng Trung ương của các quốc gia khác, mức lãi suất mục tiêu mà ECB duy trì sẽ là dưới 2%.
Tuy nhiên thực tế mức lãi suất này sẽ được điều chỉnh dựa trên tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế. Qua những điều chỉnh này, mức giá sẽ được ổn định và tùy vào tình hình kinh tế có thể ngăn chặn được sự tăng giá hoặc mất giá của đồng Euro.
Nhiệm vụ ổn định tài chính
Ổn định tài chính cũng là nhiệm vụ quan trọng mà ECB hướng tới. Khi nền kinh tế biến động, bước vào giai đoạn khủng hoảng, ECB tiến hành mua trái phiếu trên thị trường nhằm bổ sung tính thanh khoản cho hệ thống. Điều này góp phần giúp ổn định tài chính trong khu vực.
Bên cạnh đó, ECB tiến hành giảm lãi suất tới mức thấp nhất để tạo điều kiện cho người dân thanh toán nợ của họ. Nếu ECB không thực hiện các việc trên, thị trường không được bổ sung thanh khoản kịp thời, hệ thống tài chính có thể bị sụp đổ.
Ảnh hưởng của ECB là gì?
ECB đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với kinh tế của khu vực châu Âu và kinh tế thế giới. Ảnh hưởng của ngân hàng Trung ương châu Âu có thể tóm tắt như sau:
ECB tác động lãi suất lên đồng Euro
ECB có thể tác động lãi suất tới đồng tiền Euro thông qua việc thay đổi kỳ vọng về kỹ vọng lãi suất. Cụ thể khi kỳ vọng về lãi suất tăng thì tiền tệ cũng có xu hướng tăng giá, giá đồng Euro tăng.
Không chỉ lãi suất mà các chương trình về nới lỏng định lượng QE cũng ảnh hưởng nhất định tới đồng Euro. Cụ thể là việc mua chứng khoán trên thị trường mở của ECB nhằm kích thích nền kinh tế và thêm tính thanh khoản cho hệ thống tài chính. Vì khi chương trình nới lỏng định lượng được thực hiện, lượng tiền cung cấp tăng và giá trị đồng Euro giảm. Vì lý do này mà chương trình chỉ được thực hiện khi khủng hoảng tài chính diễn ra.
ECB tác động tới lãi suất nền kinh tế
ECB có thể tác động tới lãi suất, cụ thể giảm lãi suất xuống thấp hơn để kích thích nền kinh tế. Ngược lại để kiềm chế, hạn chế lạm phát, ECB sẽ tiến hành tăng lãi suất.
- Khi lãi suất giảm xuống thấp sẽ kích thích các doanh nghiệp vay nhiều hơn và đầu tư nhiều hơn vào các dự án.
- Lãi suất thấp, thị trường chứng khoán sẽ được chiết khấu ở mức thấp hơn. Điều này có nghĩa thị trường chứng khoán tăng giá trị và gây hiệu ứng của cải. Lúc này mọi người sẽ chi tiêu nhiều hơn khi thu nhập của họ tăng lên.
Yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lãi suất của ECB
Lạm phát
Lạm phát cao ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới nền kinh tế, đặc biệt là quá trình tăng trưởng và nhóm người nghèo nhất trong nền kinh tế. Khi lạm phát tăng cao, ECB sẽ tung ra các chính sách can thiệp để ngăn lạm phát tăng cao, cụ thể ECB sẽ tăng lãi suất.
Tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế
ECB quyết định thay đổi lãi suất phụ thuộc vào tình hình thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, ECB tạo điều kiện cho người dân thanh toán nghĩa vụ nợ của mình vì thế ngân hàng Trung ương Châu Âu quyết định giảm lãi suất.
Để kích thích nền kinh tế tăng trưởng, ECB sẽ hạ lãi suất xuống. Khi lãi suất thấp, doanh nghiệp sẽ tăng vay vốn cho các hoạt động kinh doanh, mở rộng và đầu tư nhiều hơn. Điều này sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn.
ECB là ngân hàng Trung ương Châu Âu có nhiệm vụ điều tiết lãi suất, chính sách tiền tệ nhằm ổn định giá Euro và ổn định tài chính cho các quốc gia thành viên. Hy vọng thông tin ở trên đã giúp bạn hiểu rõ về ECB và ảnh hưởng của ECB tới kinh tế châu Âu và kinh tế thế giới.