Giao dịch theo kỳ hạn là một dạng hợp đồng được sử dụng phổ biến hiện nay, có thể giữa các đối tượng cá nhân hoặc giữa cá nhân và doanh nghiệp. Thông thường, người ta sẽ sử dụng loại giao dịch này để đầu cơ hoặc giảm mức rủi ro. Tùy theo từng loại hàng hóa, hợp đồng kỳ hạn có thể được điều chỉnh để có thể đảm bảo quyền lợi các bên.
Giao dịch theo kỳ hạn là gì?
Giao dịch theo kỳ hạn (hoặc hợp đồng giao dịch theo kỳ hạn) là hình thức hợp đồng tùy chỉnh giữa hai bên để thực hiện giao dịch mua hoặc bán tài sản nào đó ở một mức giá đã thỏa thuận trong tương lai.
Bên đồng ý mua giả định vị thế mua của tài sản cơ bản trong tương lai và bên còn lại đồng ý bán. Như chúng tôi có đề cập ở trên, giao dịch kỳ hạn có thể được điều chỉnh cho phù hợp với một loại hàng hóa, số lượng cũng như ngày giao hàng cụ thể.
Các nội dung chính trong giao dịch theo kỳ hạn
Hợp đồng giao dịch theo kỳ hạn sẽ bao gồm các nội dung chính như sau:
- Tài sản: đề cập đến loại tài sản cơ bản được quy định trong hợp đồng
- Ngày hết hạn giao dịch: hợp đồng sẽ quy định một ngày kết thúc khi thỏa thuận kết thúc, tức là khi tài sản được giao thành công và người giao được thanh toán
- Số lượng: được hiểu là quy mô của hợp đồng và sẽ quy đổi thành số tiền cụ thể tính bằng đơn vị tài sản được mua và bán
- Giá: tức là chi phí sẽ được trả vào ngày đáo hạn/ hết hạn theo thỏa thuận ban đầu; thông thường mục này cũng sẽ đề cập đến đơn vị tiền tệ mà bên thanh toán sẽ thực hiện.
Đặc điểm của giao dịch theo kỳ hạn
Dưới đây là một số đặc điểm cốt lõi của hình thức giao dịch theo kỳ hạn này:
- Tài sản phái sinh: Do giao dịch theo hợp đồng kỳ hạn đề cập đến tài sản cơ bản sẽ được giao vào ngày xác định nên nó được coi là một loại phái sinh.
- Không giao dịch trên sàn giao dịch tập trung: hợp đồng giao dịch kỳ hạn là công cụ mua bán không diễn ra chính thức trên sàn (Over-the-Counter). Chẳng hạn như hợp đồng này có thể giúp người sản xuất và người tiêu thụ nông sản tránh trước sự thay đổi giá của tài sản hoặc hàng hóa cơ bản.
- Giá giao hàng không thay đổi: giá đã thỏa thuận trong hợp đồng bằng giá kỳ hạn tại thời điểm giao kết hợp đồng. Giá giao hàng luôn được thanh toán trước khi quyền kiểm soát công cụ đó thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu giá của tài sản cơ bản tăng lên, vị thế mua sẽ được hưởng lợi. Và ngược lại nếu giá tài sản cơ bản giảm, vị thế bán được hưởng lợi.
- Tận dụng chất lượng để hạn chế rủi ro (rủi ro tiền tệ hoặc tỷ giá hối đoái): loại hợp đồng này hoạt động như một phương tiện đầu cơ, cho phép một bên tận dụng chất lượng của công cụ cơ bản tương đối nhạy cảm với thời gian.
Giao dịch theo kỳ hạn có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp?
Ý nghĩa cơ bản nhất của giao dịch theo hợp đồng kỳ hạn chính là phòng ngừa rủi ro, chủ yếu là rủi ro tiền tệ, rủi ro tỷ giá hối đoái trước sự biến động thất thường của giá cả hàng hóa, tài sản tài chính hay thậm chí là lãi suất.
Đối với các ngân hàng thương mại hoặc các công ty đa quốc gia cũng như đối tượng cá nhân (các nhà đầu tư tài chính), họ thường sẽ chú ý đến loại giao dịch này. Bởi vì suy cho cùng, họ đều là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự biến động giá cả thị trường. Ví dụ doanh nghiệp sản xuất có thể tận dụng giao dịch kỳ hạn để cố định một khoản chi phí, thông thường là chi phí nguyên vật liệu để tránh tình trạng leo thang của giá cả.
Rủi ro khi tham gia hợp đồng theo kỳ hạn cần lưu ý
Các bên tham gia hợp đồng kỳ hạn thông thường sẽ phải đối mặt với 2 kiểu rủi ro chính: rủi ro thanh khoản và rủi ro thanh toán.
- Rủi ro thanh khoản: trên thực tế, thị trường hợp đồng kỳ hạn không phát triển bằng hợp đồng tương lai, đặc biệt là ở nước ta. Lý do là vì nó không đạt tiêu chuẩn hóa đủ để được niêm yết trên một sàn giao dịch; mà đơn giản chỉ là hợp đồng riêng biệt giữa 2 bên. Nói một cách dễ hiểu, hợp đồng kỳ hạn không được trao đổi trên thị trường chính thông như các loại khác nên tính thanh khoản thấp. Trong trường hợp những bên tham gia nhận thấy rủi ro cao hay nhu cầu đối với tài sản cơ sở thay đổi thì việc chuyển nhượng hợp đồng hay đóng hợp đồng cũng rất khó khăn.
- Rủi ro thanh toán: các bên tham gia nên lưu ý rằng không có bất kỳ một khoản tiền ký quỹ nào giữa các bên. Bên cạnh đó, cũng không có trung gian đứng ra làm nhiệm vụ thanh toán bù trừ và lời lỗ của hợp đồng kỳ hạn sẽ được thanh toán khi hợp đồng đáo hạn. Chính vì thế rủi ro thanh toán của hợp đồng kỳ hạn là tương đối cao nếu một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Nhìn chung, nhiều tập đoàn lớn đều sử dụng giao dịch theo kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tiền tệ và lãi suất. Tuy nhiên, vì một số nội dung trong giao dịch kỳ hạn bị hạn chế đối với những bên tham gia nên quy mô của thị trường này rất khó ước tính, dẫn đến nguy cơ vỡ nợ trong trường hợp xấu nhất. Do đó, nếu đã lựa chọn hình thức giao dịch này thì các nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý và tìm hiểu kỹ.